- Tổng quan
-
Dự án
Dự án xây dựng đường nối sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
-
Tổng mức đầu tư
340 triệu USD
-
Khách hàng
Công ty GS Engineering & Construction
-
Công việc thực hiện
Xin giấy phép đầu tư & cấp phép xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng, dịch vụ quản lý dự án.
-
Năm thực hiện
2016
Tuyến đường vành đai ngoài này được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao) nhằm giải tỏa giao thông từ nút giao Trường Sơn (Sân bay Tân Sơn Nhất) đến nút giao Nguyễn Thái Sơn, cầu Bình Lợi và kết thúc tại nút giao Linh Xuân với tổng chiều dài là 13,6km.
DỰ ÁN - DỊCH VỤ
Dự án xây dựng đường nối sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được đầu tư theo hình thức BT (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao) của tập đoàn GS nhằm giải toả giao thông từ nút giao thông Trường Sơn (Sân bay Tân Sơn Nhất) đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn, Cầu Bình Lợi và kết thúc ở ngã tư Linh Xuân với tổng chiều dài là 13,6km.
Tổng quan dự án
- Tên dự án: Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
- Quy mô: 13,657km
- Điểm bắt đầu: Nút giao Trường Sơn - cổng sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình)
- Điểm kết thúc: Ngã tư Linh Xuân, Quốc lộ 1A (Q.Thủ Đức)
- Tổng vốn đầu tư: Hơn 340 triệu USD
- Thời gian khởi công: Ngày 9/6/2008
- Năm hoàn thành: 8/2016
Thiết kế tuyến đường
Dự án xây dựng đường nối sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài này bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất đi qua nút giao Nguyễn Thái Sơn, cầu Bình Lợi, theo tuyến đường Kha Vạn Cân và kết thúc tại ngã tư Linh Xuân (cầu vượt Linh Xuân), Quốc lộ 1A (Q.Thủ Đức). Tuyến đường này có mặt cắt ngang rộng 60m (12 làn xe), với tổng lượng 42.000 xe/ngày đêm. Cụ thể:
+ Đoạn đường từ sân bay Tân Sơn Nhất đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn được chia thành 2 nhánh đi theo đường Hồng Hà và Bạch Đằng, mỗi nhánh có chiều rộng 20m (thiết kế 3 làn xe được tổ chức giao thông 1 chiều).
Tuyến đường này khi hoàn thành nhằm giúp quá trình vận chuyển hành khách từ sân bay ra hệ thống đường vành đai thuận tiện và nhanh chóng. Trong đó, tuyến đường Hồng Hà (lộ giới 20m có 3 làn xe), còn đường Bạch Đằng (lộ giới 20m có 6 làn xe).
+ Đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao cầu Gò Dưa có chiều rộng 60m dành cho 12 làn xe. Còn đoạn từ nút giao Gò Dưa đến Quốc lộ 1A (Thủ Đức) có chiều rộng 30m dành cho 6 làn xe.
+ Đoạn nối giữa Vành đai trong (vị trí cách cầu Gò Dưa 300m) và vành đai ngoài (quốc lộ 1A) rộng 30m (6 làn xe). Đoạn đường này có chức năng góp phần nối thông từ vành đai 1 ra quốc lộ 1A về phía Bắc, tiếp cận Tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai ....
Theo quy hoạch, trong tương lai, điểm cách cầu Gò Dưa 300m sẽ hình thành nút ngã 5: một nhánh từ sân bay Tân Sơn Nhất ra, một nhánh đi về nút giao thông Bình Thái qua cầu Phú Mỹ, một nhánh nối ra nút giao thông Gò dưa trên quốc lộ 1A, và một nhánh là đường hiện hữu Kha Vạn Cân. Vì vậy, khi đến khu vực này nhu cầu giao thông và lưu lượng bị giảm đi, nên chính phủ chỉ thiết kế lộ giới 30m.
Ý nghĩa của dự án
Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng đường nối sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài góp phần giải quyết những khó khăn trong giao thông đường bộ cho các tỉnh thành. Cụ thể:
- Tạo thuận lợi cho người dân từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai di chuyển vào sân bay Tân Sơn Nhất một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Sau khi được đưa vào khai thác, sử dụng, tuyến đường này góp phần giảm tải áp lực giao thông trên tuyến đường Trường Sơn. Vì vậy, tình trạng kẹt xe, ùn tắc tại khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất cũng sẽ được giảm đi đáng kể.
- Tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc của TP HCM được giải quyết, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị và cải tạo môi trường của thành phố.
- Theo tính toán của Sở GTVT TP HCM, các tuyến đường khác như Kha Vạn Cân, Đinh Bộ Lĩnh, Phan Văn Trị sẽ giảm thiểu được tình trạng ùn tắc đáng kể, cụ thể giảm đến 50% so với thời điểm trước khi tuyến đường này đi vào hoạt động.